Những sai lầm hay mắc phải làm hỏng loa karaoke

Bởi Vũ Hường (22/04/2016) 0 Bình luận

Loa karaoke của bạn thường hay bị out ngoài ý muốn. Lúc đó chắc hẳn bạn sẽ nói là loa dởm, hàng nhái .... Nhưng hãy nghĩ lại 1 xíu, có phải chăng bạn đã vô tình là tác nhân gay hại cho chính sản phẩm của mình. Hôm nay chúng tôi đã sưu tầm từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau để giúp bạn đành giá lại “loa hỏng nguyên nhân từ đâu?”

Nguyên nhân chính có 10 yếu tố sau :

  1. Micro hú:

khi xảy ra tiếng hú,có nghĩa là loa của bạn đang bị tổn hại nghiêm trọng. Càng hú nhiều, loa càng dễ bị hư.
Một tiếng hú ở loa treble trong 5 giây có thể hiểu rằng nó bằng khoảng 10 lần năng lượng phát ra của một tiếng xanh ban đánh liên tiếp 0,5 giây 1 lần. Khi tiếng hú phát ra thì cuộn dây loa sẽ sinh nhiệt rất nhanh chóng và không kịp toả ra môi trường quanh nó nên bốc mùi khét.

ampli karaoke

  1. Chia crossover không thích hợp:

Crosover cho tần số mid ,treble quá thấp hoặc amlpy karaoke tải loa treble quá lớn, bạn phải luôn luôn kiểm tra thông số kỹ thuật của loa khi bạn muốn chia crossover. Điều này chỉ áp dụng cho cho hệ thống âm thanh 2 quay trở lên. Cách phân bổ tần số cho các loa trong trường hợp này là cả một vấn đề.

  1. Hệ thống loa không đủ công suất để đáp ứng nhu cầu của bạn.

  2. Hệ thống loa ngoài trời và trong nhà về cơ bản là giống nhau, nhưng vẫn khác nhau về bản chất.

  3. Sử dụng EQ quá mức:

Một số người vẫn để EQ hình chữ V, điều này chẳng có lợi một tí nào cả.Khi bạn tăng treble và bas, nhưng vẫn giảm mid thì hệ thống loa của bạn sẽ bị quá tải ở phần mid, nhưng thực tế lại không đủ âm lượng bạn cần. Luôn phải nhớ rằng EQ phần nhiều dùng để cắt những gì dư,chứ không phải tăng những gì thiếu (tốt hơn là cắt những gì dư).

  1. Sử dụng không đúng Compressors/Limiters:

Com/Limiters dùng để bảo vệ loa nếu bạn sử dụng không đúng chức năng thì nó sẽ làm hư loa của bạn!

  1. Không đủ Headroom:

Không đủ khoảng dự trữ âm thanh cần thiết,nếu một amlpi phải kéo quá nhiều loa hoặc luôn luôn bị quá tải

  1. Bạn để xảy ra tiếng nổ lớn đột ngột:

Chúng ta phải luôn tuân thủ theo nguyên tắc: mở từ trên xuống dưới, còn khi tắt thì từ dưới lên trên (khi mở, bạn hãy mở Power cuối cùng. Còn khi tắt, bạn hãy tắt Power đầu tiên). Đặc biệt, tránh rút giắc, chạm dây, rớt mic,…gây ra tiếng động lớn trong khi hệ hống âm thanh đang hoạt động. Nó sẽ nướng loa của bạn dễ dàng hơn bao giờ hết.
Để đảm bảo được an toàn trong việc tắt mở nhầm, ta nên dùng bộ cấp nguồn tuần tự.
Nên mua dây, rắc tương đối một chút và việc hàn dây vào rắc cũng cần có đôi bàn tay khéo léo, khi rắc 6 ly bị xoay thì tốt nhất hãy loại chúng ra.

  1. Tín hiệu trên Mixer và các bộ effect, EQ bị quá tải trước khi xuống Power:

Bạn phải chỉnh lại Gain cái này liên quan nhiều đến chất lượng âm thanh, các bạn hết sức lưu ý không để khâu nào bị clipping (hay là peak, hay là overload), mấy chữ báo hiệu này thường nằm cạnh cái đèn màu đỏ.
Nhiều power không báo tín quá tải tín hiệu đầu vào, việc này gây khó khăn cho người làm nhưng theo chúng tôi, để khỏi quan tâm đến nó thì nên vặn volume của power là maximum, nhiều power khác nhau thì lằng nhằng hơn
Một số power có nút gạt để điều chỉnh độ nahỵ đầu vào, cái này cũng giúp ta nhiều.

  1. Vẫn tiếp tục sử dụng sau khi chúng bi hư loa karaoke

Nếu bạn nghe tiếng rè hay âm thanh lúc nhỏ lúc to thì tốt nhất hãy kiểm tra lại loa trước khi sử dụng tiếp!

Trên đây là 10 lỗi nên tránh sử dụng loa trong bộ dàn karaoke gia đình. Nếu quý khách gặp phải vấn đề gì khó khăn liên quan tới thiết bị âm thanh mà không tự xử lý được hãy liên hệ với chúng tôi 0913500559 để được tư vấn, lựa chọn và sử dụng những sản phẩm chất lượng cao, giá rẻ. 

Đóng góp ý kiến

Hotline: 0913 500 559