THIẾT KẾ KHÔNG GIAN CHẤT LƯỢNG CHO PHÒNG HÁT

Bởi Vũ Hường (22/04/2016)

Nhiều người khi đã quyết định đầu tư bộ dàn loa karaoke thì không tiếc tiền tậu dàn âm thanh đắt giá nhưng lại ít quan tâm thiết kế phòng nghe để tái tạo âm thanh chuẩn. Sau đây Công ty Cổ phần công nghệ điện tử Việt Nhật xin hướng dẫn thiết kế không gian cho phòng hát chất lượng.

Khi hệ thống âm thanh hi end được sử dụng trong một không gian khép kín gọi là “phòng hát”, các tính chất âm học của căn phòng đó sẽ ảnh hưởng một cách sống còn đến chất lượng âm thanh.

Trong một phòng cỡ trung bình, với cách bài trí thông thường không theo quy tắc âm học, “khoảng cách tới hạn” thường chỉ là vài mét, thông thường là 2 mét. “Khoảng cách tới hạn” này, được đo từ loa, đạt được khi mức âm thanh dội lại bằng với mức âm thanh trực tiếp.

Âm thanh trực tiếp là âm thanh phát ra trực tiếp từ loa mà không dội lại ở đâu. Do đó, ở khoảng cách này, 50% là kết quả của sự dội lại từ tường. Quá trình dội âm cũng xuất hiện nhiều vấn đề như tần số, pha không đều, mất độ rõ nét và sự chắc chắn. Nếu vượt qua khoảng cách tới hạn này, nghĩa là giảm âm thanh trực tiếp, tăng tỷ lệ dội lại, chất lượng âm thanh sẽ càng giảm sút nhiều hơn.

 

loa phòng hát karaoke

 

1. Chất lượng và giá cả.

Trái với suy nghĩ của khá nhiều người, tăng cường chất lượng dàn âm thanh không quá đắt đỏ và việc tạo độ âm vang chuẩn mực của phòng lại chính là cách tiết kiệm và hiệu quả nhất. Một bộ dàn giá vài nghìn USD đặt trong phòng xử lý âm tốt có thể mang lại chất âm hay hơn bộ vài chục nghìn USD. Với những tay chơi tự chế (DIY – Do it Yourself), họ có thể xử lý phòng bằng các tấm tiêu âm, tán âm bằng mút gai, xốp hay gỗ. Từ các tấm này, người ta sẽ thiết kế mọi thứ cần thiết để chế ngự các vấn đề trong phòng nghe.

Điều quan trọng ở đây là cách tính toán khoảng cách để đặt bộ dàn, các tấm tiêu âm, tán âm ở vị trí nào trên tường, dùng đệm trải sàn, ốp trần nhà, đặt cột tiêu âm trầm ở các góc nhà ra sao để đạt hiệu quả cao nhất. Nếu chưa rành, có thể tham khảo chuyên gia tư vấn ngay từ ban đầu để tránh tốn kém. Với khoảng 300 đến 600 USD là bạn có thể thực hiện được việc này.

2. Các vấn đề âm học chính ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh sân khấu

2.1 Sự dội âm (Reverberation).

Sự dội âm sinh ra do quá trình phản xạ lại âm thanh ở khoảng cách gần từ các vách ngăn trong phòng. Sự dội âm quá lớn sẽ làm ảnh hưởng tới chi tiết của bản nhạc mà người nghe đang cảm nhận. Thời gian dội âm (RT60) được định nghĩa là khoảng thời gian để một âm thanh tăng thêm 60 dB sau khi phát đi. Trong một căn phòng chưa xử lý, RT60 có thể dao động từ 0,5 đến 1,5 giây, tùy thuộc vào tần số. Trong khi đó, giá trị mà các chuyên gia tư vấn là 0,2 đến 0,4 giây, là điều kiện lý tưởng nhất để nghe.

 

phòng hát karaoke

 

2.2 Phản xạ biên (Lateral reflections).

Các phản xạ biên tạo ra những nguồn âm ảo bên ngoài loa karaoke, khiến âm thanh tái tạo thiếu chính xác.

2.3 Sai khác giữa dội âm và âm trực tiếp

Tỷ lệ chênh lệch giữa mức âm thanh trực tiếp và mức âm thanh dội lại nhỏ khiến âm thanh trở nên thiếu chi tiết.

2.4 Phản xạ ban đầu.

Phản xạ ban đầu đến tai người nghe trong thời gian trễ 15 mili giây so với tín hiệu âm thanh trực tiếp. Chính nó gây ra vấn đề về pha khi kết hợp với âm thanh trực tiếp, tạo ra nhiều “hố” trong đáp ứng tần số. Hiện tượng này được gọi là “comb filter”.

Sóng đứng là sự cộng hưởng tần số thấp diễn ra giữa hai bề mặt dội âm đặt song song. Chúng là kết quả của sự tương tác giữa các bước sóng và khoảng cách giữa các bề mặt. Do đó, khi chưa xử lý âm học, sóng đứng làm giãn âm thanh ở cùng tần số và tạo “hố” ở các tần số khác.

Bài viết trên Chúng tôi xin chia sẻ cách thiết kế để có một căn phòng hát karaoke chất lượng tốt nhất. Ngoài những sản phẩm trên Chúng tôi còn phân phối những sản phẩm khác: loa hội trường, loa Bose, loa JBL, loa hội trường Martin... Chúc quý khách luôn thành công!

Hotline: 0913 500 559