Thủ thuật lắp đặt và điều chỉnh amply dàn Karaoke chất
- Bố trí loa:
– Loa có nhiều loại từ kiểu dáng, công suất, ..và có trở kháng 4 ohm, 6 ohm, 8 ohm nên ta phải chọn tổng trở, công suất của loa & amply cho tương thích, thông thường các amply karaoke có trở kháng từ 4-8ohm.
Luôn chọn ampli có công suất lớn hơn loa từ 30-50% để có tiếng phát ra có lực ,hơn nữa công suất ít nhiều bị tiêu hao trên đường dây.
– Loa nên mắc cao 2m tính từ sàn nhà đến đáy loa, khoảng cách giữa 2 loa là từ 2m đến 2.5m, nên tránh góc tường ít nhất 50 cm, loa hơi nghiêng xuống dưới 15 độ hướng loa vào tai người nghe, cực âm và cực dương của loa phải đấu đúng cực âm và cực dương của ampli (nếu sai âm thanh của 2 loa triệt tiêu nhau nghe không có bass)
– Khi lắp một dàn karaoke ( micro, ampli, loa, sub) thì ta phải tiếp đất cho hệ thống nhằm tránh bị giật hoặc bị ù.
- Cách kết nối phối hợp của loa subwoofer
– Nếu ta mắc thêm loa sub điện thì ta nên để loa sub dưới sàn nhà, đặt giữa hai loa, loa sub có 3 cách lấy tín hiệu.
– Một là lấy tín hiệu từ đường out line của ampli cắm vào cổng line in đầu jack hoa sen của loa sub.
– Hai là lấy tín hiệu từ trạm loa trên ampli mắc vào cọc Input của loa sub. khi chọn đường này sẽ cho tiếng bass tròn và đúng theo tín hiệu nhạc. ta điều chỉnh phân tần của sub từ 80Hz-100Hz. cân chỉnh Vol cho hợp lý để chống bị ù khi có micro đặt gần loa sub.
- Ba là lấy tín hiệu loa subwoofer từ đầu phát ,chia ra sub và ampli.cách này chỉ có tác dụng tăng cường tiếng Bass của nhạc,tạo nền cho âm thanh.Cách này mục đích là để tiếng micro không lọt vào loa sub gây ù tiếng (với những phòng độ tiêu âm tiếng bass không đạt chuẩn nhất là ở các góc), hoặc tiếng ca đã dủ độ trầm không cần nghe tiếng ca từ loa sub sẽ có cảm giác bị “đục” tiếng.
- Chú ý chọn phase cho đúng với loa full, sau loa sub luôn co 1 contac hoặc biến trở chỉnh phase, chú ý nghe tiếng bass sau khi chọn phase đúng sẽ mạnh hơn dày hơn.
- Cân chỉnh amply.
Nguyên tắc chung, tất cả các ampli loại tốt đều được thiết kế ở mức 0db là mức chuẩn của các tín hiệu nghĩa là không tăng hoặc giảm, vì vậy không nên vặn cao qua nút nào và thấp quá nút nào.
Khi hệ thống kết nối xong ta nên vặn nhỏ volume master sau đó ta điều chỉnh như sau:
Bước 1: cắm micro vào lổ cắm, đưa các nút vặn về vị trí giữa (gọi là 12h theo kim đồng hồ) nút vol micro có thường ở mức 11-1h là chuẩn.
Bước 2: cân chỉnh các nút Low, Mid, Hi trên đường line đó đến khi nào ta thấy hài lòng nhất. Nhưng vẫn ở mức trên hoặc dưới 12h, không nên chỉnh quá cao hoặc quá thấp nút nào.
Bước 3: chỉnh Echo tổng lên (từ 10 giờ đến 12 giờ). Để nút Low và High ở mức giữa 12 giờ. Nhưng quan trọng nhất là chỉnh nút RPT và DLY.
Bước 4: Phối hợp tiếng Micro và tiếng nhạc sao cho hài hoà , tiếng nhạc nhỏ hơn tiếng micro để người hát luôn nghe rõ và cảm thấy micro hát nhẹ,không mất nhiều sức.hơn nữa tâm lý chung là ai cung thích nghe tiếng hát của mình!
Bước 5: Muốn điều chỉnh lớn nhỏ sau khi đã điều chỉnh xong thì ta mở bên hệ thống Matser tổng.
*Những chú ý thêm khi điều chỉnh:
-Khi hát ta thấy giọng hát bị nặng ta tăng nút Mid của đường lên, ta vặn từ từ, nếu tăng nhiều hoặc đột ngột sẽ gây ra hú .
-Nếu ta muốn tiếng hát nhuyễn và xịt xịt thì ta tăng một chút ở nút Hi trên đường Micro và đường Echo tổng.
-Nếu nghe tiếng hát không dày ta tăng nhẹ nhàng nút Echo trên đường Mic và nút Low trên đường Echo tổng.
* Khi ta tăng những nút trên ta phải vặn từ từ và nhẹ nhàng để tránh bị hú làm hư loa.
* Nếu hệ thống bị hú hướng xử lý nhanh nhất là ta giảm một chút nút Vol trên đường Micro. Hoặc nút echo và nút trên đường micro.
* Micro không tốt cũng một phần làm cho âm thanh hú. Micro rẻ tiển hát nhẹ nhưng tiếng không thật và dễ bị hú.
Qua bài này chúc quý khách sẽ tự lắp đặt cho gia đình mình một dàn amply karaoke gia đình tuyệt vời. Bạn chưa chọn được chiếc amply karaoke phù hợp với nhu cầu sửu dụng của mình? Bạn hãy đến với Việt Nhật Audio để được tư vấn, lựa chọn và sử dụng những thiết bị âm thanh hiện đại: loa hội trường, cục đẩy công suất, loa hát karaoke, amply, micro các loại...