Cách làm đôi loa cho cho gia đình
Loa là thiết bị quan trọng không thể thiếu trong hệ thống âm thanh. Loa có nhiều nhãn hiệu và chức năng chính khác nhau cho khách hàng thoải mái lựa chọn: loa hát karaoke, loa hội trường, loa phóng thanh, loa âm trần... Để thực sự trải nghiệm âm thanh, nhiều bạn trẻ đã tự tay đóng cho mình một đôi loa. Bạn có thể tự tay làm ra 1 chiếc loa để thưởng thức. Thực ra chế tạo loa rất đơn giản nhưng vấn đề là làm sao để chất âm mộc mạc và hợp với tai nghe của mình.
Người chơi âm thanh có thể tự chế loa theo nhu cầu sử dụng với nhiều kiểu dáng và thiết kế. Mỗi loa tự đóng không chỉ khác nhau về hình thức mà cả chất tiếng. Nhiều người cho rằng nó mang phong cách chơi của chủ nhân.
Phổ biến ở Việt Nam là loa nhiều đường tiếng. Những người DIY bộ loa cho mình phải kiếm đủ một cặp bass, một cặp mid và một cặp tweeter. Ngoài ra phải tính toán kiểu dáng thùng sao cho phù hợp. Thông thường với loa 3 đường tiếng, các DIYer chọn loại thùng dạng cột vì hình thức đẹp và dễ bố trí loa.
Kiếm loa rời ở đâu? Cách đơn giản nhất là tháo từ một thùng loa có sẵn, lấy cả bộ phân tần (bộ phận tách tiếng trầm, trung và cao cho các loa tương ứng) rồi đóng lại thùng theo tính toán, hình thức và trang trí của họ.
Về thiết kế các bạn cần dùng một số phần mềm như Autocad, Solidwork để vẽ bản vẽ loa thùng, sau đó căn cứ vào các kích thước đã tính toán mà gia công loa.
Nhiều người chơi cầu kỳ đặt từng cặp loa rời từ nước ngoài mang về, tính toán thùng và phân tần rồi tự thi công hoặc thuê thợ mộc đóng thùng chứ không chịu dùng thùng loa cũ. Ngoài việc đóng thùng, họ còn phải tính sao cho bộ phân tần phù hợp với đặc tính của từng loa.
-
Tự làm Loa toàn dải (Nadywireless)
Xu hướng khác của loa tự chế là đóng loa toàn dải (Full range – một loa nhưng thể hiện 3 đường tiếng). Những thể loại nhạc phù hợp với loa toàn dải là nhạc cổ điểm jazz và blue.
Khi đóng thùng cho loa toàn dải, người ta thường lựa chọn các kiểu thùng sau: Thùng cộng hưởng có lỗ thông hơi, loa đường dẫn, loa kèn sau (Back Loaded Horn – BLH), và kèn trước. Trong các loại thùng loa trên thì thùng BLH được ưa chuộng nhất trong giới chơi âm thanh trong nước. Một trong các thiết kế được dân chơi “mê” nhất là loa Fostex (Đài Loan) với thùng loa BLH đóng tại Việt Nam.
Kiểu thùng đường truyền (transmission line) có dáng cao và hẹp, bên trong là một đường dẫn được tính toán cẩn thận và một lỗ thoát rộng. Với thùng loa dạng này cần phải chọn driver có kích thước 10 – 16 cm.
-
Tự làm Loa kèn (Hifi)
Ngoài hai xu hướng trên, người dùng loa hát karaoke ở Việt Nam và thế giới còn sử dụng các loại loa kèn có độ nhạy cao phối ghép thành loa hai hay ba đường tiếng. Người chơi trong nước hay chọn loa Altec của Mỹ để chế tạo hệ thống kèn trung cỡ lớn. Loa trung Altec có âm trung khá tốt nhưng tiếng trung trầm không có nên khi phối ghép, các DIYer thường chọn luôn loa bass của Altec vì nó cho âm thanh chắc và gọn. Người chơi cầu kỳ có thể dùng hai hay 3 amply cho một kênh loa (bi-amp hoặc tri-amp).
Bên cạnh 3 loại loa này, người ta còn biết đến loa đồng trục. Đây là loa có thiết kế driver trung và treble nằm giữa driver tiếng bass. Loa đồng trục được người chơi yêu thích vì âm trung và cao khá tập trung. Nổi tiếng trong dòng loa này là Tannoy và Altec. Với Tannoy đường kính 30 cm trở lên, người chơi thường đóng thùng dạng kèn theo thiết kế chính hãng.
Điểm lợi của chơi loa tự chế là người chơi hoàn toàn chủ động trong việc chọn thiết kế và trang trí sao cho phù hợp với phòng nghe của mình. Nếu so sánh với các hệ thống loa được sản xuất hàng loạt thì loa tự chế luôn có một đặc thù mang tính cá nhân của chủ loa. Không những kiểu dáng loa muôn hình vạn trạng mà chất âm của mỗi loa cũng khác nhau, không sản phẩm nào giống sản phẩm nào.
Bạn chưa chọn được loa phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình? Bạn hãy đến với Việt Nhật Audio hoặc gọi đến 0913500559 để được tư vấn, lựa chọn và sử dụng những sản phẩm chất lượng. Chúng tôi chuyên cung cấp các thiết bị âm thanh hiện đại: loa hội trường, cục đẩy công suất, loa hát karaoke, amply karaoke, bàn mixer, micro các loại, loa phóng thanh, loa âm trần...