Một số thuật ngữ về ngành âm thanh bạn cần biết (phần 3)
Âm thanh là vĩnh vực rộng và được nhiều người quan tâm vì vậy bạn cần phải nắm được những thông tin, thuật ngữ cơ bản để lựa chọn dàn âm thanh chất lượng. Như những bài trước chúng tôi đã giới thiệu đến quý khách hàng và bạn đọc một số thuật ngữ về ngành âm thanh bạn cần biết. Hôm nay Việt Nhật sẽ tiếp tục chia sẻ những thuật ngữ về ngành âm thanh.
-
AL 24 Processing của Denon
AL 24 processing thừa hưởng kỹ thuật của phiên bản gốc ALPHA Processing được dùng cho series Hi-End S1 của Denon trước đây. Kỹ thuật AL 24 hiện nay làm giảm thêm độ méo lượng tử và cung cấp một kỹ thuật tái tạo dạng sóng analog tối ưu nhằm cung cấp nhiều hơn lượng nhị phân ( bit) và tần số lấy mẫu đáp ứng các phương tiện truyền thông thế hệ mới
AL 24 Processing nhận ra được lọai data digital được đưa vào và tự động thêm lượng data vào để đạt được dạng sóng analog như mong muốn. AL 24 Processing không chỉ cung cấp data digital 16 bit mà còn có data 18-20 và 24 bit cũng như đưa vào data với tần số lấy mẫu 96 kHz
-
Xử lý âm học (Acoustic treatment)
Có ba loại thiết bị được dùng để xử lý âm học gồm tiêu âm, tán âm và phản âm. Tiêu âm khiến âm thanh loãng hoặc mỏng hơn, tán âm thay đổi đường đi của sóng âm với các chiều khác nhau, phản âm khiến âm thanh phản xạ trực tiếp theo chiều ngược lại.
-
Phân tần chủ động (Active Crossover):
Phân tần chủ động gồm các linh kiện chủ động, phổ biến nhất là op-amp. Phân tần chủ động hoạt động ở các chế độ phù hợp với công suất đầu vào từ ampli. Phân tần động có bao nhiêu đường tiếng cần bấy nhiêu ampli để đánh ra loa.
Đầu vào của phân tần chủ động kết nối với ampli công suất, phân tần bao nhiêu đường tiếng cần từng ấy ampli để khuếch đại.
Dòng điện xoay chiều (Alternating Current - AC):
Là dòng điện thay đổi định kỳ về hướng và cường độ.
-
Không khí (Ambience):
Đặc điểm âm học của một không gian do các âm phản xạ quyết định. Một phòng có nhiều hồi âm được gọi là phòng “sống”, phòng ít hoặc không có hồi âm gọi là phòng “câm”.
-
Nhiễu xung quanh (Ambient Noise):
Âm thanh xuất hiện trong phòng nhưng không xuất phát từ loa, nhạc cụ hoặc các nguồn phát âm khác.
-
AWG (American Wire Gauge):
hệ thống đo độ dày của dây dẫn. Trị số AWG càng thấp thì độ dày càng cao.
-
Tăng âm (Amplifier):
Là thiết bị để tăng mức tín hiệu. Ampli được dùng để tăng điện áp, dòng điện hoặc cả hai.
-
Biên độ (Amplitude):
Khoảng cách giữa các đỉnh của sóng âm, tín hiệu biên độ càng lớn thì âm thanh phát ra càng to.
-
Tương tự (Analog):
Sự mô tả sóng âm một cách liên tục. Ngược lại, kỹ thuật số (digital) mô tả các giá trị ước tính trong các khoảng thời gian rời rạc.
-
Phòng câm (Anechoic):
Không có tiếng vọng. Một phòng không có tiếng vọng là phòng không có âm phản xạ.
-
Bất đối xứng (Asymmetrical):
Thường dùng để mô tả âm thanh của một thiết bị không cân bằng, lệch trục giữa.
-
Suy yếu (Attenuate):
Sự suy giảm về mức độ, cường độ của tín hiệu, của âm thanh.
-
Tần số âm thanh (Audio frequency):
Dải âm mà tai người nghe thấy, thông thường từ 20 Hz đến 20 kHz.
-
Trục (Axis):
Đường/trục tưởng tượng chạy từ loa tới vị trí người nghe.
-
Vách (Baffle):
Trong mỗi chiếc loa, thuật ngữ vách thường được dùng để chỉ tấm chắn phía trước gắn mặt loa.
-
Giắc bắp chuối (Banana Plug):
Là đầu nối có hình bắp chuối với chiều rộng chừng 1/8 inch, chiều dài khoảng 1 inch được cắm thẳng vào lõi của cọc đấu nối phía sau loa hoặc ampli.
-
Dải thông tần (Bandwidth): Một dải tần số cụ thể.
Tiếng trầm (Bass): Âm trầm trong dải âm thanh với tần số phân bổ từ 0Hz cho tới 200Hz.
Thùng loa cộng hưởng (Bass Reflex): Là loại thùng loa sử dụng một khoang riêng hoặc ống dẫn để tăng cường tiếng trầm.
-
Phân tần chủ động (Active Crossover)
Là thiết bị dùng để chia tín hiệu analoge ra các vùng tần số theo sự can thiệp chủ động của con người.
-
Suy yếu (Attenuate):
Thường thì ta gọi Attenuate là 1 chiết áp. Núm chỉnh volume là 1 ví dụ điển hình của Chiết áp .
Tần số âm thanh (Audio frequency): Dải âm
Nếu nói về tần số âm thanh, nhưng về lý thuyết tai người có thể nghe trong khoảng 20 Hz -> 20 kHz (
-
Sự gắn kết (Coherence):
Khi nghe nhạc, sự gắn kết ám chỉ việc âm thanh của hệ thống hài hòa và đồng nhất tới mức nào.
-
Nhuộm mầu (Coloration):
Thuật ngữ ám chỉ âm thanh của hệ thống đã thêm thắt một số đặc điểm không giống với âm thanh nguyên bản. Việc nhuộm màu có thể khiến người nghe thấy âm thanh lọt tai, song về tổng thể âm thanh không còn được chính xác như tín hiệu ban đầu.
-
Bộ cơ CD (Compact Disc Transport):
Thiết bị đọc thông tin dưới dạng nhị phân từ đĩa compact và chuyển tới bộ phận bên ngoài để hoán chuyển thành tín hiệu tương tự.
-
CD (compact disc):
Thuật ngữ thương mại đối với hệ thống lưu trữ âm thanh kỹ thuật số trên đĩa quang do Sony và Philips sản xuất. Hệ thống lưu trữ này có thể lưu được 80 phút. Thực tế nếu chọn chế độ overburn thì có thể tới 82~83 phút.
-
CD-RW (compact disc-rewriteable):
Loại đĩa compact có thể ghi dữ liệu nhiều hơn một lần.
tức là có thể ghi, rồi sau đó xóa và ghi cái mới
-
Loa trung tâm (Center Channel speaker)
Loa trung tâm được sử dụng để tái tạo giọng nói, hội thoại hoặc bất kỳ loại âm thanh nào khác được mix trong quá trình sản xuất đĩa. Trong ứng dụng gia đình, loa trung tâm thường được đặt ngay trên hoặc dưới tivi. Loa trung tâm đóng vai trò quan trọng, là chiếc cầu nối âm thanh từ loa đằng trước bên trái sang loa đằng trước bên phải. Chiếc loa này tạo nên sự liền lạc và thuyết phục đối với trường âm của một bộ phim.
Bạn chưa chọn được thiết bị âm thanh phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình? Bạn hãy đến với Việt Nhật Audio hoặc gọi đến 0913500559 để được tư vấn, lựa chọn và trải nghiệm những sản phẩm chất lượng: loa hội trường, cục đẩy công suất, loa hát karaoke, amply, loa phóng thanh, loa hội thảo, bàn mixer, micro các loại...